Hotline đặt lịch: 0989 390 605
Giỏ hàng

TOP 10 CÔNG THỨC MẶT NẠ TỪ MẬT ONG DƯỠNG DA TẠI NHÀ

Mật ong nguyên chất có lợi cho làn da, đặc biệt trong việc trị mụn trứng cá hoặc các bệnh da tự miễn dịch như chàm hoặc vảy nến. Mật ong làm lành tế bào da và giảm viêm hiệu quả. Ngoài ra, mật ong còn làm tẩy tế bào chết tự nhiên. Chăm đắp mặt nạ mật ong giúp loại bỏ lớp da khô, xỉn màu, làm cho da trở nên tươi tắn và rạng rỡ. Cách làm các loại mặt nạ mật ong dưỡng da tại nhà: Mặt nạ trà xanh mật ong trị viêm Chuẩn bị: 1 thìa cà phê bột matcha 1 thìa mật ong 1 thìa cà phê hạnh nhân hoặc dầu jojoba Thực hiện: Cho bột matcha, mật ong và dầu vào một cái bát nhỏ và trộn đều. Thoa hỗn hợp này lên mặt và để trong 15 phút trước khi rửa sạch bằng nước ấm. Mặt nạ nghệ mật ong, sữa chua trị nám Chuẩn bị: 1 thìa cà phê nước cốt chanh 1 thìa mật ong 1 thìa sữa chua 1/4 thìa cà phê bột nghệ Thực hiện: Để đắp mặt nạ tinh bột nghệ với mật ong, sữa chua, bạn trộn tất cả các thành phần với nhau trong một cái bát nhỏ. Thoa một lớp mỏng lên toàn bộ khuôn mặt và cổ của bạn. Nằm thư giãn trong 20 phút và rửa sạch bằng nước ấm. Lặp lại mặt nạ hàng tuần. Sau 2 đến 3 tháng làn da sẽ đẹp lên trông thấy. Mặt nạ này tốt cho da nhưng nếu bạn sử dụng hàng ngày, với thời gian quá lâu thì sẽ phản tác dụng. Lý do là nghệ chứa một lượng nhỏ axit có thể khiến da bị ăn mòn và bắt nắng. Chính vì thế, bạn chỉ nên đắp trong 20-30 phút. Mặt nạ mật ong + chanh trị mụn Chuẩn bị: 1 thìa chanh 1 thìa mật ong 1 thìa cà phê baking soda Thực hiện: Bạn cho nước cốt chanh, mật ong và muối nở vào một cái bát nhỏ. Trộn đều hỗn hợp và thoa đều nhẹ nhàng lên mặt và cổ. Tránh vùng gần mắt của bạn (nước chanh và mật ong đều sẽ làm cay mắt). Sau 15 phút, rửa mặt bằng nước ấm, sau đó bằng nước lạnh. Lưu ý: Chanh có tác dụng làm sáng da nhưng cũng có thể khiến da trở nên nhạy cảm. Do đó sau khi đắp, bạn rửa mặt thật sạch và sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30+ nếu bạn ra nắng ngay sau đó. Mặt nạ trứng gà mật ong làm mịn da Chuẩn bị: 1 lòng trắng trứng gà 1 thìa cà phê mật ong 1/2 thìa nước cốt chanh Thực hiện: Trộn đều các hỗn hợp lên Đánh bông hỗn hợp vừa trộn Thoa đều lên mặt trong vòng 20 phút rồi rửa lại với nước ấm. Lưu ý: Khi đắp mặt nạ mật ong với lòng trắng trứng gà, bạn không nên bóc trực tiếp vì sẽ gây ra những tổn thương cho da. Bạn nên nhẹ nhàng massage với nước ấm để rửa sạch mặt nạ. Duy trì thói quen đắp mặt nạ trứng gà mật ong 2-3 lần/tuần sẽ giúp bạn có một làn da căng mịn, se khít lỗ chân lông. Mặt nạ mật ong và chuối giúp da sáng, giảm nếp nhăn Chuẩn bị: 2-3 thìa cà phê mật ong 1 quả chuối chín Thực hiện: Cho chuối vào tô to, nghiền nhuyễn. Cho mật ong vào trộn đều. Rửa mặt sạch với sữa rửa mặt, thấm khô. Thoa hỗn hợp đều lên mặt, để khoảng 15-20 phút. Gỡ bỏ mặt nạ và rửa sạch bằng nước mát. Thực hiện đắp mặt nạ mật ong, chuối 2 lần/tuần. Mặt nạ mật ong và bơ giúp da tươi trẻ, khỏe đẹp Chuẩn bị: 2-3 thìa cà phê mật ong 1/2 quả bơ chín Thực hiện: Cho bơ vào tô nghiền nhuyễn. Tiếp tục đổ mật ong vào trộn cho đều, mịn. Rửa sạch mặt và lau khô. Dùng thìa hay cọ quết hỗn hợp lên mặt. Nằm thư giãn trong 15-20 phút. Rửa sạch mặt bằng nước mát. Thực hiện 1-2 lần/tuần sẽ giúp làn da của bạn căng mịn, đều màu. Mặt nạ mật ong + bột yến mạch trị mụn, thâm nám Chuẩn bị: 1 thìa súp bột yến mạch 1 thìa súp bột nghệ 1/2 thìa súp mật ong (có thể thêm nếu hỗn hợp chưa đủ độ sệt) Thực hiện: Trộn đều mật ong, yến mạch, bột nghệ thành hỗn hợp sệt, mịn. Rửa mặt sạch và thấm khô. Thoa hỗn hợp lên mặt và để khoảng 15-20 phút. Tháo bỏ mặt nạ rồi rửa sạch bằng nước mát. Thoa nước hoa hồng hoặc dưỡng ẩm theo chu trình dưỡng da. Thực hiện đắp mặt nạ này 2-3 lần/tuần để trị mụn, giảm thâm. Mật ong kết hợp vitamin E ngừa lão hóa Chuẩn bị: 2 thìa cà phê mật ong 1 viên nang vitamin E Thực hiện: Trộn đều mật ong với dung dịch vitamin E vào một bát nhỏ. Rửa sạch mặt, sau đó lau khô. Thoa hỗn hợp đều lên da, vừa thoa vừa massage nhẹ nhàng trong 2-3 phút. Nằm thư giãn khoảng 15 phút. Rửa sạch mặt với nước mát, sau đó dưỡng da như bình thường. Thực hiện 1-2 lần mỗi tuần để có làn da đẹp. Mật ong và nha đam giúp giữ ẩm, làm dịu vết cháy nắng Chuẩn bị: 1 thìa súp mật ong 1 thìa súp gel nha đam Thực hiện: Trộn đều mật ong và nha đam vào một bát nhỏ. Làm sạch mặt, để khô rồi thoa hỗn hợp trên lên mặt. Massage nhẹ nhàng 2-3 phút cho dưỡng chất phát huy tác dụng. Để 15-20 phút, sau đó rửa sạch với nước mát. Thực hiện 2-3 lần mỗi tuần để da hết mụn, trắng đẹp. Mặt nạ từ mật ong, giấm táo và sữa tươi Chuẩn bị: ½ thìa cà phê sữa tươi không đường 2 thìa cà phê giấm táo ½ thìa cà phê mật ong nguyên chất Thực hiện: Trộn đều hỗn hợp sữa, giấm táo và mật ong lại với nhau. Rửa mặt sạch với nước ấm để lỗ chân lông giãn nở ra, hấp thụ dưỡng chất có trong mặt nạ tốt hơn. Đắp hỗn hợp lên mặt và để trong thời gian 15 phút. Dùng tay xoa nhẹ nhàng để tẩy tế bào chết trên da, giúp da sạch hơn. Rửa sạch mặt với nước mát. Mặt nạ làm đẹp từ mật ong có gây dị ứng không? Mật ong không có khả năng gây ra phản ứng dị ứng với đa số, tuy nhiên, bạn nên thận trọng nếu có tiền sử dị ứng với phấn hoa hay nọc ong. Luôn thử nghiệm các loại mặt nạ trên một vùng da nhỏ để xem bạn có bị dị ứng hay không. Hãy tẩy sạch mật ong trên mặt trước khi đi ngủ. Mật ong còn sót lại trên mặt có thể dính bụi, bám trên chăn gối, làm trầm trọng thêm tình trạng mụn. Hy vọng các thông tin mà Ginseng Brothers cung cấp ở trên đã giúp bạn hiểu rõ về tác dụng cũng như cách đắp mặt nạ mật ong với các nguyên liệu khác. Chúc bạn có làn da khỏe đẹp.  

SÂM ĐƯƠNG QUY NGÂM RƯỢU: BÀI THUỐC BỔ HUYẾT VÀ TRẺ LÂU

Người thiếu máu, suy nhược cơ thể bên cạnh việc bồi bổ bằng ăn uống đủ chất, thì việc dùng rượu bổ được ngâm đúng cách theo y học cổ truyền phương Đông cũng có nhiều tác dụng. Một trong những loại rượu bổ cực tốt cho người suy nhược cơ thể và cho những người muốn dưỡng sinh tăng cường sức khỏe chính là rượu Đương quy. Đương quy ngâm rượu cung cấp những dưỡng chất nào? Cách ngâm rượu Đương quy đúng cách là gì? Nhà Ginseng Brothers xin chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé! Thiếu máu là một bệnh khá thường gặp, nhất là ở phụ nữ và người mắc bệnh mạn tính. Người thiếu máu thường thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, da xanh xao, lờ đờ thiếu tập trung…Thiếu máu kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống và là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh mạn tính nghiêm trọng hơn. Đôi nét về sâm Đương quy Sâm Đương quy hay còn được gọi trong khoa học là Radix Angelicae Sinensis là một loại cây thảo dược mà từ ngàn xưa, các thái y ở Trung Hoa phát hiện khi hái thuốc ở những vùng núi cao và bào chế sử dụng. Ở Việt Nam, cây sâm Đương quy hiện nay được trồng và thu hoạch ở các cánh đồng ở vùng núi Tây Bắc như Lai Châu, Lào Cai và Lâm Đồng, Tây Nguyên. Rễ cây Đương quy sau khi sấy khô là phần có giá trị dược liệu nhất và được sử dụng cho việc làm thuốc và ngâm rượu. Đáng ngạc nhiên, Đương quy còn được sử dụng làm nguyên liệu trong một số món ăn nhờ vào hương thơm và tinh dầu trong củ của nó. Y học hiện đại đã phân tích thành phần của cây Đương quy và phát hiện ra nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người. Lượng tinh dầu và vitamin B12 là hai thành phần nổi bật trong Đương quy. Vitamin B12 có tác dụng điều trị chứng thiếu máu hồng cầu to, thường gặp ở người ăn chay (bởi B12 thường được tìm thấy trong thực phẩm từ động vật). Trong y học cổ truyền phương Đông, Đương quy còn có tên gọi khác là hoa tán. Đây là thảo mộc có vị  ngọt, cay, tính ấm, quy vào 3 kinh can, tâm, tỳ. Đương quy có công năng chính là bổ huyết, ngoài ra còn giúp nhuận tràng. Các bài thuốc chứa đương quy thường được kê toa để chữa chứng thiếu máu, huyết áp thấp kinh nguyệt không đều, vô kinh hoặc chứng đau nhức xương khớp. Những ai nên sử dụng rượu Đương quy để bồi bổ cơ thể? Đương quy ngâm rượu sẽ rất tốt cho những trường hợp dưới đây: Người bị thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu hồng cầu to do ăn chay không đúng cách, do xuất huyết nội, rong kinh, sau phẩu thuật, bệnh mạn tính. Phụ nữ bị vô kinh, kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ít hoặc đau bụng khi hành kinh. Người bị hoa mắt, chóng mặt, cơ thể gầy gò xanh xao, có thể ngất xỉu do chứng huyết áp thấp hoặc hạ huyết áp tư thế. Người mới ốm dậy, ăn uống kém hoặc người vốn kén ăn, ăn uống không tiêu, tiêu hóa kém do tỳ vị hư yếu Người già nhức mỏi cơ xương khớp, hoặc các trường hợp đau khớp do té chấn thương hoặc lao động quá mức. Người mắc chứng táo bón kinh niên khiến cơ thể khó chịu, nặng bụng, ứ trệ độc tố. Ai không nên dùng bài thuốc chứa đương quy hoặc đương quy ngâm rượu? Tuy Đương quy là một thảo dược tốt cho sức khỏe, như bạn nên biết không phải ai cũng có thể dùng được. Những trường hợp người bệnh thường xuyên bị tiêu chảy, bướu giáp độc, u tuyến thượng thận thì nên tránh sử dụng vị thuốc này. Cách ngâm rượu Đương quy ngon, bổ dưỡng chú trọng ở 3 điểm: chọn Đương quy đúng chuẩn, chọn rượu ngon, và biết cách ngâm rượu Đương quy đúng bài bản. Cách chọn rượu ngâm? Bạn nên chọn loại rượu trắng nấu thủ công bằng men tự nhiên, rượu nếp có nồng độ 40-45 độ thì càng ngon. Bình ngâm rượu nên chọn bình thủy tinh hoặc bình gốm không tráng men, tránh ngâm rượu trong bình nhựa lâu ngày sẽ tiết ra độc tố đầu độc cơ thể. Cách chọn Đương quy ngâm rượu? Bạn đọc nên chọn mua Đương quy tại các phòng khám đông y uy tín để đảm bảo Đương quy có nguồn gốc rõ ràng, được sao khô đúng cách và không nổi nấm mốc hay còn ẩm ướt làm giảm chất lượng rượu ngâm. Cách ngâm rượu đương quy như sau: Dùng 1 kg Đương quy tươi ngâm với 5 lít rượu, hoặc 1 kg Đương quy tươi ngâm với 8 lít rượu. Cho Đương quy vào bình thủy tinh. Đổ rượu nếp vào ngập thảo dược. Đậy kín nắp bình và để ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau khoảng 20-40 ngày là có thể dùng được. Mỗi ngày, bạn chỉ nên uống 1-2 lần, mỗi lần khoảng 20-30ml là đủ liều. Đương quy Nhật Bản ngâm rượu của Ginseng Brothers sẽ là giải pháp giúp bạn tiết kiệm thời gian và đỡ tốn công sức khi phải chuẩn bị nhiều thứ để ngâm rượu Đương quy tại nhà. Sử dụng sâm ngâm rượu Ginseng Brothers được làm từ sâm Đương quy Nhật Bản kết hợp với rượu gạo được chưng cất kỹ lưỡng, an toàn, hợp vệ sinh với nồng độ cồn hợp lý tạo nên một loại rượu không chỉ đơn giản mà còn là sự hòa trộn của nhiều giá trị. Nếu như là nhân sâm ngâm rượu thì đây vốn đã là một loại rượu từ ngàn đời nay, tuy vậy, rượu sâm không dành cho tất cả mọi người, lại quá quen thuộc, đôi khi nhàm chán. Còn sâm Đương quy ngâm rượu lại là một giá trị hoàn toàn khác. Hương vị ngọt cay dịu, tính bình hòa trộn cùng vị cay tê của rượu gạo gia truyền tạo nên một hương vị rượu mới lạ, dễ uống hơn, không quá cay xé ruột gan như rượu mạnh, không quá hăng nồng như ngâm nhân sâm. Một sự hòa trộn cũ và mới đan xen trong một thức uống đang ngày càng được ưa chuộng nhiều hơn tại Việt Nam. Đây chắc chắn là một sản phẩm nên có trong nhà, trưng trong tủ rượu và sẽ còn thích hợp hơn để biếu tặng cho cấp trên, cho đối tác, khách hàng, cho đồng nghiệp, và cho người lớn tuổi ở nhà, cho chính bản thân và những người thân quen, bạn bè xung quanh. Không lời chúc, không quà tặng nào giá trị bằng món quà sức khỏe được gửi gắm qua sản phẩm sâm ngâm rượu Ginseng Brothers được làm từ sâm Đương quy Nhật Bản tinh chọn kết hợp cùng rượu nguyên chất được chưng cất kỹ.

Trà Chiều – Nét Đẹp Văn Hóa Của Anh Quốc

Trà chiều (afternoon tea) là một nét văn hóa của Anh Quốc. Nó có lịch sử hơn 300 năm. Khi nghĩ về trà chiều, bạn sẽ nghĩ đến những thực đơn xa xỉ trong các khách sạn hạng sang. Bạn sẽ tưởng tượng ra những ấm trà sứ đắt tiền với những món bánh tinh tế. Nhưng bạn cũng có thể tái tạo không gian đó ngay trong chính ngôi nhà của mình. Với một kế hoạch khéo léo và những túi trà cao cấp của Ginseng Brothers, bạn có thể dễ dàng thiết kế một buổi trà chiều hoàn hảo tại gia để thưởng thức cùng những người thương yêu. Nếu bạn lỡ phải lòng truyền thống tao nhã này, hãy đọc bài viết của chúng tôi để bổ sung những điều bạn chưa biết. Nếu bạn chưa từng tiếp cận văn hóa trà chiều, Ginseng Brothers sẽ giúp bạn thẩm thấu nó một cách tự nhiên nhất. Lịch Sử Trà Chiều Anh Quốc Nghi thức trà chiều xuất hiện vào khoảng thế kỷ 19. Tuy nhiên, thói quen uống trà của người Anh đã hình thành từ trước đó. Vào mùa hè năm 1662, công chúa Catherine xứ Braganza của Bồ Đào Nha mang theo trà trong hành lý của bà đến Vương quốc Anh để kết hôn với vua Charles II. Tương truyền, bà là người đầu tiên truyền bá văn hóa uống trà vào xứ sở sương mù. Ở thời điểm ban đầu, giá trà thực sự đắt đỏ, chỉ có quý tộc và người giàu mới mua được những sản vật quý giá này. Cho nên trà trở nên gắn liền với những quý bà quý cô sang trọng nhất nơi cung đình, mà Catherine là hình tượng nổi tiếng nhất. Cuối những năm 1830, tiệc trà chiều đã trở thành một sự kiện xã hội phổ biến của hoàng tộc nhờ sự khởi xướng của công nương Anna, Nữ công tước thứ 7 của Bedford. Bà đã nảy ra ý tưởng này khi muốn một bữa ăn nhẹ vào buổi chiều để thỏa mãn cơn đói trước giờ ăn tối. Sau đó, bà mới bạn bè quý tộc đến nhà để dùng trà cùng bà. Nhưng thói quen thưởng trà chiều chỉ thực sự trở thành nghi thức hoàng gia lần đầu tiên dưới thời đại của Nữ vương Victoria. Bà đã tổ chức những bữa tiệc trang trọng trên quy mô lớn hơn với sức chứa lên đến hai trăm khách. Ngày càng nhiều người muốn xuất hiện tại những bữa tiệc như thế này. Đối với họ, nó là cánh cửa liên kết với giới thượng lưu, và các nghi thức trà chiều là thước đo cho sự phô diễn quyền lực và chuẩn mực giáo dục. Với sức lan tỏa mạnh mẽ, trà chiều không còn dừng lại ở một nghi thức của giới thượng lưu, mà đã trở thành một di sản văn hóa được dân chúng Anh công nhận và bảo tồn. Ý Nghĩa Của Trà Chiều Kiểu Anh Trà chiều có nhiều ý nghĩa. Bạn có thể nghiệm ra chúng thông qua các đặc điểm sau đây: Phụ nữ là những người tham gia chủ yếu: Ở thời đại Victoria, trà chiều là nơi phụ nữ chiếm vị trí trung tâm. Khi đó, họ có thể trao đổi ý kiến, quan điểm cũng như những câu chuyện phiếm lành mạnh. Đó là quãng thời gian để các quý cô thư giãn trong một không gian nhẹ nhàng, và giao lưu một cách cởi mở. Thời trang lộng lẫy, kiểu cách: Đối với những người giàu có, bàn trà buổi chiều là một trong những thước đo của sự sang trọng và tinh tế. Là nơi thể hiện sở thích, học thức và gu thẩm mỹ của chủ trà. Trang phục tham gia trà chiều của các quý cô phải đảm bảo tính thời trang, xinh đẹp và thoải mái. Đó là những chiếc váy nhẹ nhàng, thướt tha với các nếp gấp tinh tế ở mặt trước và phần đuôi váy rủ dài phía sau, điểm xuyết với những nếp bèo gấp kiểu cách và chất liệu ren, lụa đặc trưng. Có nhiều khách mời: Những buổi hội họp như thế này phải có quy mô ít nhất hai người. Càng nhiều người tham gia thì các chi tiết và nghi thức càng trở nên cầu kỳ. Ở Anh ngày nay, người dân thưởng thức trà chiều như một thú vui không thường xuyên. Nó sẽ diễn ra tại một sự kiện đặc biệt, chẳng hạn như sinh nhật, bữa tiệc trước đám cưới, hoặc lễ kỷ niệm. Luôn có đồ ăn nhẹ: Tiệc trà chiều truyền thống thường có tuyển chọn các loại bánh mì sandwich, bánh nướng ăn kèm với kem tươi và bánh ngọt bắt mắt. Du khách tới London có thể trải nghiệm sự phù hoa và kiểu cách của giới quý tộc khi dùng trà chiều tại các khách sạn sang trọng. Một số địa điểm danh tiếng mà bạn nên ghé thăm bao gồm khách sạn Langham, hay khách sạn danh giá Ritz London và Claridge’s. Thực Đơn Trà Chiều Truyền Thống Hai yếu tố quan trọng cấu tạo nên một thực đơn trà chiều truyền thống đó là trà và bánh. Nghe có vẻ đơn giản nhưng từng món xuất hiện trong thực đơn đều được tuyển chọn kỹ lưỡng theo các quy tắc dưới đây. Trà Earl Grey Những tách trà Anh điển hình đều được pha từ trà Earl Grey. Tùy theo sở thích của chủ và khách, trên bàn có thể xuất hiện thêm các loại hồng trà khác. Để tăng thêm hương vị đậm đà, người Anh thường kết hợp sữa tươi, kem sữa, đường nâu cùng với trà nóng khi thưởng thức. Tháp Bánh 3 Tầng Tháp bánh kiểu Anh điển hình bao gồm một bánh mì kẹp, bánh nướng, và bánh ngọt. Chúng được sắp xếp từ dưới lên trên theo thứ tự dưới đây: 1. Bánh mì kẹp ngón tay không vỏ Các quý cô Anh quốc luôn hướng đến sự tinh tế trong ăn uống. Do đó, trà chiều quý tộc phục vụ một loại bánh mì kẹp đặc biệt, yêu cầu không có vỏ bánh và cắt thành những khối nhỏ bằng ngón tay để có thể ăn một cách lịch sự. 2. Bánh nướng Scones Người Anh nói rằng, trà chiều sẽ không thể trọn vẹn nếu không có Scones – một loại bánh nướng ăn kèm với mứt dâu và kem đông Cornish. 3. Bánh xốp Victoria Bánh xốp Victoria nổi tiếng là một loại bánh hai lớp với mứt và đôi khi là kem bơ đánh bông, rắc đường nhẹ lên trên. Các Quy Tắc Của Trà Chiều Đúng Chuẩn Quý Tộc Nếu bạn được mời tham gia một bữa trà chiều, bạn sẽ thưởng thức nó như thế nào. Những mẹo hữu ích của chúng tôi giúp bạn biết cách ứng xử trên bàn tiệc. Không rót trà trực tiếp vào tách Nếu bạn rót trà từ ấm trực tiếp, bạn sẽ có lá trong tách của mình. Điều này ảnh hưởng đến thẩm mỹ của tách trà và trải nghiệm uống của bạn. Cách uống trà đúng là: Lấy bộ lọc, giữ nó trên miệng tách, Đổ trà qua bộ lọc để cản lá trà lại, Khi bạn rót xong, hãy đặt bộ lọc trở lại ngăn chứa của nó để trà thừa chảy vào ngăn chứa và không dính vào khăn trải bàn. Rót sữa hay trà trước? Người Anh thường rót trà vào tách trước. Sữa lạnh hay nóng? Người Anh tin rằng chúng ta cần uống trà với sữa lạnh. Khuấy trà trong im lặng Đừng bao giờ khuấy trà theo chuyển động tròn mà hãy lắc nhẹ thìa qua lại Không phát ra tiếng động va chạm giữa muỗng và thành tách Không để muỗng trong tách mà phải đặt nó lên đĩa Nâng tách trà bằng ba ngón tay Khi uống, chỉ nâng tách chứ không nâng đĩa. Đừng bao giờ giơ ngón tay út của bạn hướng ra ngoài. Cầm tách bằng cách kết hợp ngón cái và ngón trỏ và ngón giữa của bạn. Dùng bánh ngọt theo thứ tự Thứ tự dùng bánh được quy định như sau: Đầu tiên là bánh mì kẹp Tiếp theo là bánh nướng Cuối cùng là bánh ngọt Nghi thức trà chiều quy định người tham gia ăn bánh mì bằng ngón tay của họ. Bánh nướng là một câu chuyện khác: Nhẹ nhàng dùng tay bẻ đôi chiếc bánh nướng Dùng dao phết mứt và kem đông đặc lên trên. Cách của người Devon là phết kem trước rồi mới đến mứt, trong khi cách của người Cornish là bắt đầu với mứt. Sau đó bạn không kẹp bánh nướng lại với nhau mà dùng tay để ăn từng nửa của nó. Bánh ngọt phức tạp hơn một chút, vì một số bánh đủ nhỏ để bạn có thể ăn bằng tay, và một số khác yêu cầu sử dụng nĩa. Cùng Ginseng Brothers Truyền Bá Văn Hóa Trà Chiều Vào Đời Sống Người Việt Trà chiều không chỉ là một sở thích của người Anh, mà nó phản ánh nhiều điều thú vị về lịch sử xuyên suốt nhiều thế kỷ của các nước phương Tây, bao gồm thời trang, điện ảnh, kiến trúc, và lối sống. Chúng ta ngày nay không còn tôn trọng những nghi lễ rườm rà như trước đây, nhưng ý nghĩa về một tâm hồn thoải mái và một cuộc sống ít áp lực vẫn tồn tại trong thói quen thưởng trà. Một người có nhiều thời gian để nướng bánh, nhâm nhi trà, và gặp gỡ bạn bè thường là những người điềm tĩnh và minh mẫn. Ở Việt Nam, nhiều người đang dần tiếp nhận nét văn hóa trà chiều như một thú vui tao nhã. Họ là những người phụ nữ duyên dáng, thanh lịch trong những chiếc váy dài, ngồi thưởng trà bên những chiếc ấm và tách sứ tuyệt đẹp như những tác phẩm nghệ thuật, và đắm chìm trong không gian của hoa và lá. Phong thái của họ giúp lan tỏa năng lượng tích cực và tạo lối sống lành mạnh cho xã hội. Về phần bạn, bạn có thể tự thiết kế cho mình một bữa trà chiều đơn giản ngay tại nhà với sản phẩm trà của nhà Ginseng Brothers. Mỗi người, tùy điều kiện, hoàn cảnh, sở thích, sẽ có những cách thưởng trà chiều khác nhau, miễn sao nó đem lại nhiều niềm vui nhất cho chính bạn và những người thương yêu.

NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG CÓ SỬ DỤNG MẬT ONG ĐƯỢC HAY KHÔNG?

Hầu hết những người bị tiểu đường đều đang lo lắng về việc tìm kiếm một chất làm ngọt thay thế cho đường mà không gây hại đến sức khỏe. Trong số nhiều lựa chọn như đường ăn kiêng, cỏ ngọt,... mật ong là một loại thực phẩm có thể được sử dụng để làm ngọt và cũng chứa chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi liệu người bị tiểu đường có thể sử dụng mật ong để thay thế đường hay không. Cùng nhà Ginseng Brothers khám phá những lợi ích của mật ong và làm rõ vấn đề này trong bài viết này. Mật ong là gì? Mật ong là một loại chất lỏng ngọt tự nhiên được sản xuất bởi những chú ong thợ. Ong thu thập mật từ hoa và sau đó tiến hành chuyển hóa nó thành mật ong thông qua quá trình tiêu hóa. Chất lỏng sánh đặc mang màu vàng hổ phách quyến rũ này có chứa một loạt các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người: Carbohydrate (gồm glucose và fructose): glucose và fructose là hai loại đường chủ yếu trong mật ong, giúp nâng cao sức khỏe tổng thể và giảm cảm giác mệt mỏi. Vitamin và khoáng chất: chế phẩm này có hàm lượng cao các khoáng chất có lợi như sắt, canxi, kẽm, và các loại vitamin như B1, B2, E, C… giúp tham gia vào quá trình trao đổi chất và hỗ trợ hệ miễn dịch. Chất hữu cơ: các chất hữu cơ có trong mật đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Chất chống oxy hóa: flavonoid và polyphenol trong mật ong đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, và làm cho làn da trở nên đẹp hơn. Mật ong có lợi cho sức khoẻ như thế nào? Một số lợi ích mà mật ong mang lại có thể kể đến như: Nguồn năng lượng tự nhiên: glucose và fructose có trong mật có khả năng cung cấp năng lượng tức thì cho cơ thể, giúp tăng cường sức sống và sự tỉnh táo. Chống oxy hóa: mật chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoids và phenolic acids, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do các gốc tự do. Điều này có thể giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư. Hỗ trợ hệ miễn dịch: chế phẩm có tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể. Nó có thể giúp ứng phó với các bệnh nhiễm trùng và giảm viêm nhiễm trong cơ thể. Trị liệu tự nhiên: loại thực phẩm bổ dưỡng này được sử dụng trong nhiều phương pháp trị liệu tự nhiên, bao gồm trị ho, giảm căng thẳng, và cải thiện sức khỏe da. Đồng thời, nó cũng có khả năng giúp giảm triệu chứng viêm họng và khái niệm đau trong họng. Hỗ trợ tiêu hóa: mật cung cấp enzyme amylase, giúp tiêu hóa tốt hơn và hấp thụ các dưỡng chất từ thực phẩm. Điều này có thể giúp cải thiện tiêu hóa và giảm triệu chứng viêm đường tiêu hóa. Giảm căng thẳng: mật có khả năng làm giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và làm giảm triệu chứng lo âu. Hỗ trợ giảm cân: mật ong còn giúp kiểm soát việc tiêu thụ thức ăn. Nhờ vào độ ngọt tự nhiên và khả năng làm đầy dạ dày, chế phẩm có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn và ngăn ngừa việc ăn quá nhiều. Người bị tiểu đường có dùng mật ong được không? Mật ong là một trong những chất có thể làm tăng lượng đường máu của bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, người bị tiểu đường có thể sử dụng mật ong với số lượng nhỏ hơn so với người không mắc bệnh, miễn là họ có trạng thái sức khỏe cân đối và không thừa cân hoặc béo phì. “Mật ong có thể là một chất thay thế lành mạnh cho đường. Tuy nhiên, mọi người nên sử dụng mật ong trong chừng mực, bởi nó cũng có thể làm cho lượng đường trong máu tăng đột biến” theo chuyên trang y tế của Mỹ Medical News Today.   Với những người bị tiểu đường có chỉ số BMI (Chỉ số khối cơ thể) lớn hơn 23 kg/m2, việc hạn chế tiêu thụ đường, bao gồm cả mật ong, là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Người bị tiểu đường có trạng thái cơ thể bình thường vẫn có thể thưởng thức mật ong, nhưng nên sử dụng một lượng nhỏ, ví dụ như khoảng 5 ml mật ong nguyên chất pha loãng với nước.   Trong một số trường hợp, người bị tiểu đường sử dụng quá nhiều thuốc giảm đường huyết, dẫn đến tình trạng mất tri giác. Trong tình huống này, mật ong có thể trở thành một phương pháp cứu cánh rất hiệu quả khi được sử dụng một cách cẩn thận và đúng liều lượng. Chế phẩm có thể giúp người bệnh tăng đường máu nhanh chóng và đáng tin cậy, giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong. Các câu hỏi thường gặp khi người bị tiểu đường sử dụng mật ong Mật ong có thể thay thế đường trong thực đơn của người bị tiểu đường không? Mật ong có ít tác động đến đường huyết hơn so với đường tinh luyện, do đó, người bị tiểu đường có thể sử dụng mật và kiểm soát liều lượng phù hợp theo thể trạng sức khoẻ. Người bị tiểu đường nên sử dụng mật ong loại nào? Mật ong tự nhiên đạt chuẩn sạch, nguyên chất và không qua chế biến là lựa chọn tốt nhất dành cho người bị tiểu đường. Các gia đình cần lưu ý tránh sử dụng các loại mật kém chất lượng, có hương vị và màu sắc nhân tạo. Mật ong có thể giúp kiểm soát cân nặng cho người bị tiểu đường không? Mật ong có khả năng giúp làm giảm cảm giác ngọt, giúp người bị tiểu đường kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn. Có bất kỳ tình trạng nào khiến người bị tiểu đường không nên tiêu thụ mật ong? Người bị tiểu đường nên tránh tiêu thụ mật ong nếu họ có tiền sử về dị ứng hoặc bác sĩ không đề xuất sử dụng. Mật ong có thể giúp kiểm soát đường huyết ở người bị tiểu đường loại 1 không? Mật ong có thể giúp kiểm soát đường huyết, nhưng người bị tiểu đường loại 1 cần theo dõi chặt chẽ và điều chỉnh liều lượng insulin theo hướng dẫn của bác sĩ. Nên sử dụng mật ong thay cho đường trong thực đơn hàng ngày của người bị tiểu đường loại 2? Mật ong có thể là một lựa chọn thay thế đường trong thực đơn, nhưng người bị tiểu đường loại 2 nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện thay đổi đột ngột. Kết luận Người bệnh tiểu đường có thể tiêu thụ mật ong và nếu mức đường huyết tăng cao, hãy ngừng sử dụng. Đồng thời, người bệnh tiểu đường nên trao đổi với bác sĩ trước khi thêm mật ong vào chế độ ăn uống của mình.

PHÒNG BỆNH KHI THỜI TIẾT CHUYỂN MÙA

Thời điểm thời tiết thay đổi thất thường, mưa nắng bất chợt, khí trời se lạnh vào buổi sáng sớm kèm theo tiết trời hanh khô… là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus gây bệnh hoạt động mạnh mẽ, tăng nguy cơ mắc bệnh cho cơ thể. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa và cách bảo vệ sức khỏe cá nhân và gia đình và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Các bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa Giai đoạn thời tiết thay đổi đột ngột cũng là cơ hội phát triển của nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp. Dưới đây là các bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. 1: Cảm cúm, cảm lạnh Cảm lạnh, cảm cúm là bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Theo CDC, cảm cúm là bệnh lây truyền qua đường hô hấp do virus cúm gây ra. Bệnh lý này thường dễ lân lan trực tiếp từ giọt bắn của người đang mang bệnh hoặc vô tình tiếp xúc gián tiếp với vi khuẩn, virus gây bệnh thông qua các bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, ghế, tay nắm cửa, nút bấm thang máy… 2: Viêm phổi Viêm phổi cũng là một bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Nguyên nhân bởi không khí chuyển lạnh có khả năng gây ảnh hưởng đến phổi, các đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất là trẻ em, người lớn tuổi, người có hệ miễn dịch kém và có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng thậm chí dẫn đến tử vong. Các triệu chứng khi bị cảm cúm như: nghẹt mũi, đau họng, hắt hơi, sốt cao… nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến viêm phổi và tử vong. 3: Hen suyễn Hen suyễn là một bệnh hô hấp mạn tính ảnh hưởng đến đường thở. Bệnh lý là tình trạng đường thở bị thu hẹp, sưng lên và tiết thêm chất nhầy làm giảm lượng không khí đi vào cơ thể khiến khả năng hô hấp của người bệnh gặp khó khăn gây ho, thở khò khè và khó thở. Tùy vào thể trạng sức khỏe của từng người, bệnh có thể chỉ là vấn đề nhỏ hoặc trở thành cản trở lớn cho các hoạt động hàng ngày, dẫn đến đe dọa tính mạng. Dù không hẳn là căn bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa, nhưng khi thời tiết trở nên lạnh hơn vào giai đoạn chuyển mùa, các triệu chứng của hen suyễn có thể gia tăng. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng của nó thể được kiểm soát bằng nhiều cách. 4: Ho, viêm họng Ho, viêm họng dường như là cái tên tiêu biểu trong danh sách các bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Đây được xem là nỗi ám ảnh của không ít người mỗi khi thời tiết thay đổi. Nguyên nhân chủ yếu gây nên ho, viêm họng do sự tấn công trực tiếp của virus, vi khuẩn qua niêm mạc họng. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau 3-10 ngày mà không để lại tổn thương hay di chứng, nhưng gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Quan trọng hơn nữa, 90% trường hợp bị ho, viêm họng khởi phát từ virus mà kháng sinh lại không có tác dụng đối với vi khuẩn, virus. Do đó, việc tự ý sử dụng kháng sinh khi bị ho, viêm họng là rất nguy hiểm cho sức khoẻ. 5: Dị ứng Dị ứng là bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa mà nhiều người phải đối mặt. Nguyên nhân chính của tình trạng này liên quan đến sự thay đổi của môi trường xung quanh gây ảnh hưởng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Khi thời tiết chuyển mùa, sự biến đổi về nhiệt độ, độ ẩm và thậm chí cả sự thay đổi trong sự phát triển của cây cối có thể gây ra sự phát tán của các hạt phấn hoa. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các phản ứng dị ứng của nhiều người trong mùa xuân và mùa thu. Khi các hạt phấn hoa này tiếp xúc với đường hô hấp của cơ thể, hệ thống miễn dịch có thể phản ứng quá mức, gây ra các triệu chứng như ngứa mắt, sổ mũi, ho và khó thở. Cách phòng ngừa các bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa tái phát Cách tốt nhất để hạn chế tình trạng mắc các bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa như trên chính là chủ động thực hiện các biện pháp để phòng ngừa. Sau đây là một vài lưu ý mà mọi người nên chú trọng: Ngủ đủ giấc Giấc ngủ và hệ miễn dịch có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Ngủ đủ giấc giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên, giúp nâng cao khả năng chống chọi của cơ thể trước các yếu tố ngoại lai xâm nhập gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Từ đó, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Ăn đa dạng các loại thực vật Thành phần của các loại rau, củ, quả, trái cây, các loại hạt… có nhiều các chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có thể giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên, hỗ trợ cơ thể đủ sức chống lại các mầm bệnh có hại và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Bổ sung chất béo lành mạnh Chất béo lành mạnh thường có trong các loại thực phẩm như dầu oliu, cá hồi,… Chất béo lành mạnh giúp cung cấp cho cơ thể năng lượng và các axit thiết yếu để tối ưu hóa chức năng miễn dịch đồng thời còn là nền tảng cần thiết để hấp thụ các vitamin hòa tan trong chất béo A, D, E & K giúp nhân đôi tác động tăng cường miễn dịch.. Nhờ đó, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng tự nhiên nhưng vẫn mang lại hiệu quả. Uống đủ nước Mất nước có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động thể chất, gây đau đầu, giảm khả năng tập trung, tiêu hóa cũng như tác động xấu đến chức năng gan, thận. Các biến chứng này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân xấu đến sức khỏe, khiến cơ thể đối diện với nguy cơ cao mắc các bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Hạn chế đường tinh Đường tinh luyện là nguyên nhân khá lớn dẫn đến tình trạng béo phì, điều này khiến cơ thể giảm đi khả năng chống chịu trước các tác nhân gây nên các bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Chính vì vậy, mọi người cần chú trọng việc kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể. Bổ sung các loại thực phẩm chứa probiotics Các loại thực phẩm lên men như sữa chua, dưa cải muối, kim chi, kefir… hay các loại thực phẩm khác có probiotics chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi được gọi là men vi sinh. Việc bổ sung các loại thực phẩm lên men hoặc chứa lợi khuẩn (probiotics) với liều lượng vừa đủ là giải pháp giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Tập thể dục thể thao Tập thể dục với cường độ vừa phải có thể giúp các tế bào miễn dịch của cơ thể tái tạo thường xuyên, từ đó hỗ trợ tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể. Vận động thể chất thường xuyên còn hỗ trợ nâng cao sức khỏe tinh thần, tăng khả năng phản ứng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Sử dụng các sản phẩm từ sâm hoặc sâm ngâm mật ong Sâm ngâm mật ong giúp cân bằng nội tiết tố và mang lại những lợi ích như những đối tượng khác, bao gồm: tăng năng lượng, tăng đề kháng, kháng viêm, đặc biệt phụ nữ có thể sử dụng sâm ngâm mật ong để ngừa lão hoá và làm đẹp. Lưu ý rằng, phụ nữ đang mang thai thì không nên sử dụng sâm ngâm mật ong. Kháng thể của người mẹ đang mang thai và thai nhi rất không ổn định, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng và chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết với số lượng ít. Ginseng Brothers là thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm từ sâm Đương Quy: trà sâm, mật ong dược liệu, sâm Đương Quy ngâm mật ong có tác dụng bổ huyết, cải thiện và cân bằng sức khỏe tim mạch, tăng cường miễn dịch, chống lão hóa. Kiên trì sử dụng sản phẩm đều đặn hàng ngày sẽ giúp trẻ hóa làn da, hỗ trợ giảm cân, giảm căng thẳng stress, cải thiện sức khỏe thể chất và cả sinh lý. Hơn nữa, với tác dụng chống huyết khối từ sâm Đương Quy, sản phẩm còn rất hữu ích trong cải thiện tuần hoàn não và suy giảm trí nhớ trên người lớn tuổi.

HIỆU QUẢ KHÔNG NGỜ TỪ CHANH ĐÀO NGÂM MẬT ONG ĐƯỜNG PHÈN

Chanh đào là một nguyên liệu có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa các bệnh hô hấp thường gặp như ho, cảm, viêm họng,… Vì vậy, vào mùa chanh đào, mọi người lại lựa chọn mua chanh đào ngâm mật ong đường phèn làm bài thuốc đông y để “đối phó” với những cơn ho ngày trời lạnh. Bài thuốc chữa ho từ chanh đào hiệu quả Mùa chanh đào thường bắt đầu từ tháng 8, 9 trong năm và được nhiều người mua để ngâm với mật ong đường phèn. Vỏ và lá chanh chứa nhiều tinh dầu, được dùng để trị ho, cảm cúm, hạ sốt. Bên cạnh đó, ruột quả chanh cũng chứa nhiều vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc… Trong mật ong cũng có chứa nhiều chất như đường đơn, protein, các vitamin, muối khoáng, men,… có tác dụng sát trùng diệt khuẩn và bổ dưỡng cho cơ thể rất tốt. Từ xưa đến nay, ông cha ta đã kết hợp chanh đào với mật ong để điều trị các bệnh về hô hấp và lưu truyền tới ngày nay. Mặc dù không thể phủ nhận sự phát triển hiện đại của y học ngày nay, nhưng chanh đào mật ong vẫn được rất nhiều người tín nhiệm vì tính an toàn và chi phí rẻ. Nếu cơn ho không quá nặng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chanh đào ngâm mật ong và đường phèn thay thuốc, họăc sử dụng để phòng ho cũng rất hiệu quả. Cách làm chanh đào ngâm mật ong đường phèn Nguyên liệu 1kg chanh đào tươi, vỏ dày, có độ xù xì vì sẽ nhiều tinh dầu hơn những quả vỏ mỏng 1 lít mật ong nguyên chất. 0,8kg đường phèn viên nhỏ như hạt ngô để đường nhanh tan Hũ thủy tinh sạch, dung tích khoảng 3-5 lít Cách ngâm chanh đào với mật ong đường phèn Bước 1: Rửa chanh thật sạch, ngâm chanh 30p trong nước muối loãng rồi vớt ra để ráo nước. Sau khi ráo nước, cắt chanh thành những khoanh tròn mỏng (để cả hạt) Bước 2: Rửa sạch hũ thủy tinh và để cho ráo nước Bước 3: Đập đường phèn thành từng viên nhỏ, đổ một lớp vào bình thuỷ tinh, sau đó xếp lên đó một lớp chanh (cứ làm như vậy cho đến khi cho hết chanh và đường vào bình) Bước 4: Cho mật ong vào bình, dùng một tấm nan tre hoặc đĩa thủy tinh để nén xuống, sao cho mật ong ngập hết chanh, đậy kín nắp bình và để ở nơi thoáng mát. Bây giờ, bạn chỉ cần chờ từ 1 – 3 tháng là đã có cho mình một lọ chanh đào ngâm mật ong đường phèn để sử dụng. Cách sử dụng chanh đào ngâm mật ong đường phèn hiệu quả nhất Chanh đào ngâm mật ong đường phèn không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Với người lớn bạn có thể lấy vài lát chanh mỏng để nhai và ngậm khoảng 20 phút rồi nuốt, hoặc pha với nước ấm để uống, một ngày uống vài lần các triệu chứng ho sẽ giảm hẳn. Chanh đào ngâm mật ong đường phèn sẽ rất tốt khi bạn sử dụng đúng cách. Chỉ nên sử dụng chanh đào ngâm mật ong để phòng ho, hoặc dùng trong lúc họ nhẹ. Đối với những người đã bị ho nặng, ho do nhiễm vi trùng, vi khuẩn dùng riêng chanh cũng không hiệu quả mà cần điều trị theo phác đồ có kháng sinh. Đặc biệt, đối với những người đang bị đi ngoài hoặc trướng bụng thì không nên dùng chanh đào ngâm mật ong đường phèn. Không những vậy, việc lạm dụng chanh ngâm mật ong để trị ho cũng gây tác hại cho đường tiêu hóa.

Ginseng Brothers là một thương hiệu mới ra mắt trên thị trường trực thuộc Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Brothers Fine Food.

Đội ngũ chuyên gia, nhân viên Công ty Cổ phần xuất nhập...

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo