Hotline đặt lịch: 0989 390 605
Giỏ hàng

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả cho chị em phụ nữ

Chào mừng đến với một chặng đường trải nghiệm sức khỏe mới! Trong những ngày khó khăn của chu kỳ kinh nguyệt, đau bụng kinh thường là một thách thức mà chị em phụ nữ phải đối mặt. Để giúp bạn vượt qua những cơn đau ấy, chúng ta cùng nhau tìm hiểu những biện pháp tự nhiên và hiệu quả nhất để giảm đau bụng kinh, đặc biệt là về việc sử dụng trà sâm Đương quy – một cách tự nhiên và thơm ngon để giảm căng thẳng mùa dâu rụng. Chườm ấm vùng bụng Chườm ấm bụng là một phương pháp hữu ích để giảm đau bụng kinh. Bằng cách sử dụng nhiệt nóng, chườm ấm giúp giãn các cơ và tăng lưu thông máu trong vùng bụng, từ đó làm giảm cơn đau. Chị em có thể dùng túi chườm ấm, chai nước nóng hoặc miếng dán chuyên dụng để giữ ấm vùng bụng dưới. Uống nước nhiều hơn Mặc dù có vẻ trái ngược, nhưng việc uống nhiều nước có thể giúp giảm cơn đau bụng kinh. Bởi việc uống nhiều nước ấm sẽ tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, đồng thời giảm tình trạng thiếu máu và oxy gây ra sự co bóp của tử cung. Do đó, chị em nên duy trì việc uống nhiều nước ấm trong thời kỳ kinh nguyệt để làm giảm đau bụng kinh một cách nhẹ nhàng. Tắm nước ấm Bên cạnh việc uống nước ấm, chị em cũng nên tắm nước ấm trong những ngày hành kinh để điều hòa cơ thể, tăng lưu thông khí huyết là cách giảm đau bụng kinh hiệu quả. Massage vùng bụng dưới Khi gặp đau bụng kinh, chị em có thể sử dụng tay để làm ấm và xoa nhẹ nhàng vùng bụng dưới. Thực hiện massage đúng cách sẽ giúp giãn cơ bụng dưới đang căng cứng trong thời gian kinh nguyệt, từ đó giảm cơn co thắt tử cung đột ngột - nguyên nhân chính gây đau bụng kinh. Việc này có thể mang lại sự thoải mái và giảm đau một cách hiệu quả. Bổ sung các loại thực phẩm Không chỉ giúp bù chất vào ngày hành kinh, chế độ dinh dưỡng còn đóng vai trò quan trọng khi giúp chị em cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày “đèn đỏ”. Cụ thể, khi “dâu rụng” chị em nên tập trung bổ sung các thực phẩm sau: Trứng Đậu hũ Đậu lăng… Một ly sữa ấm Các loại rau màu xanh đậm, quả hạch, đậu nành… Thực phẩm giàu vitamin C, E (hạt bí, hạt hướng dương, cam, cà chua, bông cải, bắp cải…) Thực phẩm giàu kali (chuối, bơ, khoai lang) Ngũ cốc nguyên hạt Omega-3 từ các loại cá, hạt bí, hạt lanh, dầu cá… Đừng quên duy trì thói quen uống nhiều nước vào ngày “đèn đỏ”, chị em cũng có thể thưởng thức tách trà sâm Đương quy của nhà Ginseng Brothers ấm nóng để cảm thấy dễ chịu hơn. Trà sâm Đương quy Sâm Đương quy có lợi trong việc phòng ngừa và hỗ trợ các bệnh liên quan đến cải thiện miễn dịch và cải thiện chức năng tuần hoàn máu, đặc biệt là điều hòa nội tiết tố, giảm stress hiệu quả, giúp chị em cảm thấy thoải mới hơn trong ngày đèn đỏ. Hy vọng những mẹo nhỏ trên có thể giúp chị em phụ nữ phần nào làm dịu các cơn đau mùa dâu rụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về sản phẩm trà sâm giúp hỗ trợ giảm stress và giảm đau bụng kinh, tang cường lưu thông máu, mong chị em có thể để lại thông tin tư vấn trên website hoặc gọi ngay vào số HOTLINE: 0909 019 589 để được tư vấn nhanh chóng.

Mật ong kỵ với các loại thực phẩm nào?

Mật ong, một loại thảo dược từ thiên nhiên với vị ngọt tự nhiên và nhiều lợi ích sức khỏe, thường được xem là một nguyên liệu tuyệt vời cho nhiều món ăn và đồ uống. Tuy nhiên, không phải tất cả các thực phẩm đều kết hợp tốt khi chế biến cùng mật ong. Trong bài viết này, mời các bạn cùng với Ginseng Brothers khám phá những thực phẩm nên tránh khi sử dụng mật ong, để bạn có thể tận hưởng hương vị ngon miệng mà vẫn duy trì sức khỏe. Hãy cùng nhau tìm hiểu về những điều này và biết cách sử dụng mật ong một cách an toàn và hợp lý. Mật ong kỵ với đậu nành Khi ăn lượng lớn mật ong kết hợp với đậu hũ, tào phớ hoặc sữa đậu nành, có thể xảy ra hiện tượng vón cục và đông cứng trong dạ dày. Kết quả là người dùng có thể gặp khó khăn trong việc thở, cảm thấy ngột ngạt và thậm chí có thể bị ngất đi. Không nấu mật ong với cá chép Cá chép, cá diếc là loại thực phẩm đại kỵ với mật ong. Việc kết hợp mật ong với cá chép và cá diếc có thể gây ngộ độc ngay sau một thời gian ngắn. Đối với những trường hợp như vậy, người ta thường sử dụng đậu đen và cam thảo để giải độc nhanh chóng. Mật ong không nên kết hợp với cua Mặc dù khả năng tương khắc giữa mật ong và cua không mạnh mẽ như cá chép và cá diếc, nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo không nên kết hợp chúng. Cua là loại động vật có tính hàn mạnh, do đó việc sử dụng mật ong cùng với cua có thể gây kích thích đường ruột và gây tiêu chảy ngay sau khi tiếp xúc với cơ thể nếu ăn nhiều. Mật ong kỵ (không nên đựng) với bình sắt Nghe có vẻ đặc biệt khi một vật liệu như sắt lại trở thành một yếu tố cần tránh khi làm  đồ để đựng mật ong. Đó không phải là ngẫu nhiên. Việc đặt mật ong vào bình sắt không phải là lựa chọn tốt, bởi mật ong chứa axit yếu. Khi axit này tiếp xúc với kim loại, như sắt, quá trình hóa học sẽ xảy ra, dẫn đến tình trạng phân tách sắt, nhôm và kẽm từ vật liệu của bình sắt. Hậu quả của hiện tượng này không chỉ làm giảm chất lượng của mật ong mà còn có thể gây ra vấn đề sức khỏe. Mật ong bị nhiễm kim loại nếu tiếp xúc với chúng trong thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ đau bụng khi ăn và nhiễm độc kim loại. Để giữ cho mật ong được bảo quản một cách tốt nhất, nên chọn bình thủy tinh hoặc gốm sứ thay vì bình sắt. Mật ong kỵ với hành tây Không nên kết hợp mật ong với hành tây. Vì theo các nhà khoa học, axit hữu cơ và enzyme trong mật ong tương tác với axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây, tạo ra phản ứng hóa học và tạo ra các chất độc hại. Những chất này có thể gây ngộ độc hoặc kích thích dạ dày, dẫn đến tiêu chảy. Mật ong kỵ với thì là Thì là là một loại cây thường được sử dụng làm gia vị và hạt của nó được dùng trong một số bài thuốc có hiệu quả cao. Dường như, cả hai thành phần này đều có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, khi kết hợp với nhau thường xuyên liên tục, chúng có thể gây tổn thương cho gan và hiển thị một số biểu hiện như sự đỏ và sưng của mắt,...

7 công thức detox đơn giản tại nhà giúp thanh lọc cơ thể

Nước detox là một loại đồ uống bao gồm nước kết hợp với các thành phần tự nhiên như trái cây, rau củ, hoặc các loại gia vị và thảo mộc để giúp cơ thể loại bỏ độc tố và chất cặn, thường được sử dụng trong quá trình làm sạch cơ thể và giảm cân. Các loại nước detox có thể được pha chế theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và sở thích cá nhân. Một số thành phần phổ biến thường được thêm vào nước detox bao gồm lựa chọn của trái cây như dưa hấu, dâu, lựu, và rau củ như dưa leo, cà chua, hoặc cà rốt. Thêm vào đó, một số người cũng có thể sử dụng các loại gia vị như gừng, cây lúa mạch, hoặc mật ong để tăng thêm hương vị và lợi ích sức khỏe. Hôm nay mời các bạn cùng nhà Ginseng Brothers đi tìm hiểu 7 công thức detox đơn giản tại nhà nhé. Detox gừng và trà xanh Nguyên liệu:  Gừng: 10 gr  Mật ong: 1 muỗng canh  Trà xanh sấy khô: 1 muỗng cà phê  Nước nóng: 200ml Cách thực hiện: Gừng rửa sạch, cạo bỏ vỏ và băm nhỏ. Bạn cho vào bình 1 thìa canh gừng băm nhỏ. Tiếp theo, bạn cho khoảng 200ml nước nóng cho đầy bình. Bạn cho 1 muỗng cà phê trà xanh sấy vào dụng cụ lọc lấy trà, cho vào bình ngâm khoảng 3 - 5 phút cho ra trà. Lấy trà ra và cho vào bình thêm 1 muỗng canh mật ong. Khuấy đều nước detox là bạn có thể dùng được rồi. Detox gừng và dưa chuột Nguyên liệu: Gừng: 10 g Dưa chuột: 1/2 quả Mật ong: 1 muỗng canh Nước nóng: 200 ml Cách thực hiện: Gừng rửa sạch, cạo bỏ vỏ, thái lát mỏng. Dưa chuột rửa sạch, cắt thành lát dày khoảng 0.3 cm Bạn cho gừng cắt lát vào bình. Sau đó cho thêm 200ml nước nóng vào bình. Bạn cho thêm vào bình 1 muỗng canh mật ong, khuấy đều rồi cho thêm dưa chuột đã cắt nhỏ vào. Detox chanh gừng Nguyên liệu: Gừng: 10 g Chanh: 1 quả Mật ong: 1 thìa canh Nước nóng: 200 ml Cách thực hiện: Gừng rửa sạch, cạo bỏ vỏ và băm nhỏ. Chanh rửa sạch, cắt lát mỏng. Bạn cho vào bình 1 thìa canh gừng băm nhỏ. Tiếp theo, bạn cho khoảng 200ml nước nóng cho đầy bình. Bạn cho thêm vào bình 1 thìa canh mật ong,khuấy đều cho tan rồi cho thêm chanh đã cắt lát vào, thế là dùng được rồi. Detox thơm, mía Nguyên liệu: Thơm (dứa): 1/2 quả  Nước nóng: 300 ml  Mía: 50 g Cách thực hiện: Mía gọt vỏ, cắt khúc nhỏ rồi chẻ làm tư Thơm gọt vỏ, bỏ mắt, cắt nhỏ để dễ cho vào bình. Cho mía đã cắt khúc vào bình. Cho thơm đã cắt nhỏ vào bình. Cho thêm nước lọc vào bình 500ml cho vừa đầy bình và để ngăn mát tủ lạnh, để qua đêm Ngoài ra, nếu bạn muốn sử dụng ngay có thể ép mía và thơm bằng máy ép và uống ngay. Detox gừng xoài Nguyên liệu: Xoài chin: 1 quả Gừng: 20 g Nước ấm: 300 ml Cách thực hiện: Xoài rửa sạch, có thể để nguyên vỏ hoặc gọt bỏ vỏ rồi cắt thành từng miếng. Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch và cắt lát mỏng. Bạn nhẹ nhàng xếp hết phần xoài vào bình. Tiếp theo, bạn cho thêm gừng cắt lát vào bình nhé. Bạn cho nước vừa đủ đầy bình rồi đậy nắp lại, bỏ trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 tiếng là có thể sử dụng được rồi. Detox dưa hấu và húng lủi Nguyên liệu: Dưa hấu khoảng 300 g Chanh: 1 trái 10 lá húng lủi 1 lít nước lọc Cách thực hiện Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị. Dưa hấu cắt lát mỏng. Cho tất cả vào bình thuỷ tinh. Sau đó, đổ 1 lít nước lọc vào và đậy kín nắp Để bình này vào ngăn mát tử lạnh qua đêm. Và sáng hôm sau bạn đã có ngay cho mình một bình nước detox thơm ngon rồi. Detox từ cam và dứa Nguyên liệu: Cam: 1 quả Dứa (thơm) : ½ quả 1 lít nước lọc Cách thực hiện Rửa các nguyên liệu thật sạch, cắt dứa và cam thành những lát mỏng. Cho tất cả vào bình thuỷ tinh để dưỡng chất ngấm hoàn toàn Đậy kín nắp và giữ trong ngăn mát tử lạnh trong khoảng 3 - 4 tiếng là đã có thể thưởng thức. NHỮNG LƯU Ý KHI UỐNG DETOX: Bạn phải rửa sạch các loại trái cây để làm detox trước khi thực hiện. Bởi vì, vỏ của các nguyên liệu này có thể dính bụi bẩn, hoá chất gây hại cho sức khỏe. Nên bảo quản nước detox trong ngăn mát tử lạnh và chỉ nên dùng trong vòng một ngày. Để thực sự thấy được kết quả, bạn cần kiên trì thực hiện phương pháp này trong từ 3 - 4 tuần. Đối với những người lần đầu detox nên chọn mốc 3 ngày/ tuần. Những người đã làm quen với detox 3 ngày có thể áp dụng uống detox 5 ngày/tuần. Đối với những công thức có mật ong, nếu bạn cảm thấy chưa đủ ngọt và quá chua, có thể gia giảm them mật ong tùy ý nhé. Chúc bạn thành công!

10 ĐIỀU CẤM KỊ KHÔNG NÊN LÀM TRONG NGÀY TẾT

Chuẩn bị bước sang một năm mới, không khí hân hoan và tràn ngập niềm vui bắt đầu lan tỏa khắp mọi nơi. Trong không khí tươi vui và ấm áp của những ngày đặc biệt này, mọi người hào hứng chuẩn bị cho những dự định đón Tết trọn vẹn và ý nghĩa. Tuy nhiên, để bước vào năm mới một cách suôn sẻ và may mắn, không tránh khỏi những quy định và quan niệm kiêng kị truyền thống. Hãy cùng nhau khám phá những điều kiêng kị không nên làm trong ngày Tết để tận hưởng những khoảnh khắc hạnh phúc và bình yên nhất. Kiêng quét nhà, đổ rác Mùng 1 Tết Quét nhà đổ rác vào mùng 1 Tết là một trong những điều kiêng kỵ có cả ở ba miền Bắc Trung Nam. Theo quan niệm xưa của người Việt, quét nhà và đổ rác là hành động mang ý quét hết tài lộc của năm mới ra khỏi nhà. Chính vì vậy, người ta thường nhóm rác lại thành một nhúm trong góc nhà và đợi đến hết 3 ngày đầu năm mới đổ đi. Ngoài ra, mọi người cũng cần cất chổi đi vào mùng 1. Bởi vì quan niệm mùng 1 mất chối là điềm xấu mang ý nghĩa gia chủ sẽ bị mất hết của cải trong năm mới. Kiêng kị làm vỡ đồ trong ngày Tết Việc đổ vỡ đồ dùng trong nhà là một trong những điều cấm kỵ trong ngày Tết ở Việt Nam. Đây là một điềm báo xấu về sự chia ly, ly tán trong các mối quan hệ trong năm mới. Kiêng bận áo đen hoặc trắng ngày đầu năm Ngày tết, mọi người đều ưa chuộng và lựa chọn cho bản thân những bộ quần áo màu sắc rạng rỡ, vui vẻ, may mắn đặc biệt màu đỏ và màu vàng. Hai gam màu tượng trưng cho may mắn (màu đỏ) và thu hút tài lộc (màu vàng). Vì vậy, vào những ngày đầu năm việc mặc quần áo hạn chế cọn màu đen hoặc trắng. Bởi đây là màu tượng trưng cho điều xấu, vận xui sẽ đeo bám trong năm mới. Không đóng của nhà vào đầu năm mới Đầu năm vạn tượng sinh sôi, cỏ cây tươi tốt, trời đất giao hòa, nhất là sáng ngày mùng một. Gió xuân mát mẻ mang lại điềm lành, mưa xuân lất phất gieo mầm tài lộc, nắng xuân nhè nhẹ đưa đến vận may. Dịp tốt hiếm hoi như vậy sao có thể bỏ qua cho được, nhà nhà sẽ mở cửa nghênh đón thần linh, tiếp nhận vận mới. Vì thế, không nên đóng của trong ngày tết, trừ trường hợp cả nhà phải đi chúc tết, còn không, nhất định phải mở toang cửa chính để nạp đầy phúc khí cho một năm phát lộc phát tài, bình an, hỉ lạc. Không cãi nhau vào ngày đầu năm Tết là dịp sum vầy gia đình, bạn bè. Do đó không nên để những xích mích, hiểu lầm không đáng có ảnh hưởng đến ngày vui. Cãi nhau trong ngày đầu năm mới, đặc biệt là mùng 1 có thể khiến cả năm gặp chuyện không may mắn, buồn bã. Kiêng giặt quần áo vào ngày Tết Theo dân gian, mùng 1, mùng 2 Tết là ngày sinh Thủy thần. Do đó, việc giặt quần áo vào hai ngày đầu năm là hành động mạo phạm thánh thần có thể mang đến điều xui xẻo, không may trong năm mới. Không mượn tiền đầu năm mới Dân gian cho rằng, việc vay mượn tiền người khác đầu năm sẽ khiến cho bạn có một năm túng thiếu và không tích lũy được nhiều tiền. Còn việc cho người khác vay tiền sẽ dẫn đến việc tiền bạc bị phân tán, không được may mắn và phát đạt. Kỵ cắt tóc và móng tay ngày Mùng 1 Tết Cắt tóc và cắt móng tay được xem là một trong những điều kiêng kỵ trong ngày mùng 1 tết. Bởi theo quan điểm tâm linh của người Việt, cắt tóc hay cắt móng chân vào ngày mùng 1 sẽ xảy ra những điều xui xẻo, kém may mắn. Sử dụng kim, chỉ là điều kiêng kỵ Nếu may vá trong ngày đầu năm mới sẽ làm cho gia chủ có một năm thiếu trước hụt sau, khổ sở và vất vả. Vì vậy, các gia đình thường kiêng kỵ không may vá vào ngày tết. Không nói những điều xui xẻo vào ngày Tết Việc nói những lời xui xẻo vào ngày tết sẽ khiến cho vận khí của gia đình trong năm đó không được tốt. Nhiều quan niệm dân gian còn cho rằng, thần linh có thể nghe được những lời xui xẻo đó và biến những điều đó thành sự thật. Những lời nói xui xẻo không chỉ khiến cho gia đình gặp những điều không may mắn mà còn làm cho tâm trạng của mọi người trở nên khó chịu và bực bội. Chính vì thế, anh/chị nên sử dụng những từ ngữ nhẹ nhàng  và mềm mại hơn trong những ngày đầu năm. Dù là những điều nhỏ nhất, nhưng việc giữ gìn truyền thống cũng là cách bảo vệ và tôn vinh nền văn hóa tinh hoa của dân tộc. Chúng ta có thể thay đổi, nhưng lòng tin và sự kính trọng với truyền thống sẽ giữ nguyên mãi trong trái tim mỗi người. Xin chúc bạn và gia đình có một cái Tết truyền thống trọn vẹn, ấm áp và đặc biệt an lành.

Cách làm dưa kiệu chua ngọt tại nhà đơn giản

Trong không khí rộn ràng của năm mới, mọi nhà đều chuẩn bị mọi thứ cho mái ấm của mình. Mâm cơm đoàn viên trong ngày Tết là một phần không thể thiếu trong văn hóa Tết của người Việt. Trong đó, dưa kiệu chua ngọt luôn là một món ăn luôn có mặt khi nhắc đến các món ăn của nhiều gia đình Việt trong dịp lễ này. Với hương vị độc đáo, dưa kiệu chua ngọt không chỉ tạo nên sự cân bằng cho bữa ăn mà còn mang ý nghĩa may mắn và sung túc cho năm mới. Vậy bạn đã sẵn sàng làm dưa kiệu chua ngọt tại nhà để thưởng thức cùng gia đình chưa? Đừng lo lắng, chúng tôi đã chuẩn bị cho bạn một công thức đơn giản nhưng không kém phần ngon miệng. Bạn sẽ có cơ hội trổ tài nấu nướng và tạo ra một món ăn truyền thống thật tuyệt vời cho gia đình mình. Nguyên liệu cần chuẩn bị: Củ kiệu: 1 kg Đường: 400g Giấm ăn: 500 ml Muối: 1 ít Phèn chua: 1 muỗng cà phê Cách làm: Đầu tiên, bạn chuẩn bị một tô nước, cho vào 100gr muối và 1 muỗng cà phê phèn chua, rồi cho kiệu vào ngâm trong nước khoảng 12 tiếng (hoặc để qua đêm). Sau đó, bạn lấy kiệu ra rửa sạch nhiều lần qua nước. Ngoài ra, có thể thay nước muối pha phèn chua bằng nước vo gạo, nước tro pha muối hay nước vôi trong đều được. Ngâm kiệu trong nước muối qua đêm giúp loại bỏ các chất bẩn, khử bớt mùi hăng đồng thời giúp kiệu giòn ngon hơn. Sau khi rửa sạch, bạn lấy kiệu ra cắt sạch gốc rễ, ngọn và vỏ lụa rồi cho lên khay hoặc rổ để thật ráo nước. Lưu ý là thật ráo nước nhé! Phần kiệu sau khi sơ chế, bạn cho ra tô và thêm vào 300gr đường rồi trộn đều. Trải đều kiệu ra mâm rồi đem phơi ở bóng râm khoảng 3 - 4 tiếng cho tới khi kiệu săn lại. Lưu ý: Để đường thấm đều vào kiệu, khi phơi bạn cũng nên thường xuyên đảo đều. Không nên phơi kiệu ở nơi nắng gắt, dễ làm kiệu bị kéo khô, khi muối sẽ không được ngon. Để hạn chế bụi bẩn, bạn nên dùng vải mùng hoặc vải thưa che lên kiệu khi phơi. Pha nước ngâm kiệu: Bắc nồi lên bếp, cho vào 500ml giấm, 100gr đường cùng 1 muỗng cà phê muối rồi đun sôi. Khi đường đã tan hết thì tắt bếp rồi để nguội. Khi hỗn hợp ngâm đã nguội thì bạn đổ vào hũ kiệu đã xếp sẵn vào hũ thủy tinh và đậy nắp lại ngâm trong khoảng 2 - 3 ngày ở nhiệt độ phòng là có thể đem ra ăn. Lưu ý: Để đảm bảo kiệu để được lâu và không bị hư thì hũ thủy tinh sạch và không còn tạp chất, bạn nên rửa sạch bằng nước và tráng qua với nước sôi. Vậy là ta đã có thành phẩm là kiệu ngâm chua ngọt khi hoàn thành sẽ có màu trắng và giữ được độ giòn. Nếu muốn ăn chua một xíu bạn có thể để lâu hơn. Cách bảo quản: Thông thường kiệu ngâm nước giấm muối đường như vậy là đã để lâu được rồi. Tuy nhiên nếu để ở nhiệt độ phòng càng lâu kiệu sẽ càng chua, thế nên khi kiệu đã ăn được, bạn nên để trong ngăn mát tủ lạnh để kiệu lâu chua hơn. Sử dụng đũa sạch, khô để gắp kiệu ra. Không dùng đũa dính dầu mỡ, dính thức ăn khác để gắp kiệu vì nó sẽ làm kiệu trong hũ bị hỏng. Trường hợp bạn gắp kiệu ra đĩa mà ăn không hết có thể dùng màng bọc thực phẩm bọc lại và để ngăn mát tủ lạnh, không nên đổ ngược vào trong hũ để bị lây dầu mỡ khi ăn vào làm hỏng kiệu trong hũ. Với công thức đơn giản và nguyên liệu dễ tìm, bạn đã có trong tay bí quyết để làm dưa kiệu chua ngọt tại nhà trong ngày Tết. Đừng ngại thử sức nhé, vì chính sự tự tay làm ra những chiếc hũ kiệu thơm ngon sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho cả gia đình trong dịp đặc biệt này.

Không cần thuốc Tây, nhưng vẫn trị ho hiệu quả nhờ những nguyên liệu có sẵn này

Trong những lúc thời tiết giao mùa, đặc biệt trong thời điểm môi trường ô nhiễm không khí ngày càng nặng thì những căn bệnh về đường hô hấp bắt đầu tăng dần. Việc điều trị các cơn ho kéo dài bằng thuốc Tây lâu ngày sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho cơ thể sau này như: tăng nguy cơ ngộ độc gan, nóng trong người, các vi khuẩn có lợi cho sức khỏe bị tiêu diệt, giảm chức năng thận,… Để tránh được các nguy cơ đó, nhà Ginseng Brothers đã sưu tầm được 3 công thức trị ho từ thiên nhiên hiệu quả với những nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm sau đây: Trị ho và cảm cúm hiệu quả từ quả lê Chưng lê với mật ong Nguyên liệu: Quả lê tươi và mật ong Cách thực hiện: Rửa sạch quả lê, sau đó gọt bỏ vỏ và thái thành từng miếng vừa ăn. Cho lê đã thái vào một chiếc bát, thêm mật ong và hấp cách thủy trong khoảng 45 phút. Tắt bếp sau khi hấp xong, lấy ra để nguội. Sau khi nguội, cho hỗn hợp lê và mật ong vào lọ thủy tinh để bảo quản và sử dụng dần. Có thể sử dụng 2 - 3 lần mỗi ngày, mỗi lần ăn 1 miếng lê kèm với 15 ml. Lưu ý rằng phương pháp này không phù hợp cho trẻ em dưới 1 tuổi vì có nguy cơ gây ngộ độc. Lê hầm kỷ tử, táo tàu và đường phèn dùng trị ho Nguyên liệu: Lê tươi, táo tàu khô, kỷ tử và đường phèn. Cách thực hiện: Sau khi rửa sạch, gọt vỏ và cắt lê thành lát mỏng hoặc cắt hạt lựu tùy ý, rửa táo tàu và kỷ tử dưới vòi nước cho sạch bụi. Cho lê đã thái, táo tàu, kỷ tử, nước và đường phèn vào nồi, đun trên lửa lớn. Khi nước sôi, hạ lửa nhỏ và canh chừng để nước không trào ra ngoài. Nấu trong khoảng 15 - 20 phút. Sau khi hầm, đổ nước lê ra chén nhỏ để nguội. Có thể dùng khi nước lê đã nguội hoàn toàn hoặc cất trong ngăn mát và sử dụng dần trong 1 - 2 ngày. Lưu ý khi sử dụng lê để trị ho: Lê có tính hàn nên không nên dùng khi bị tiêu chảy hoặc đau bụng do lạnh. Lê là một loại quả lành, có thể dùng cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, cần chú ý không kết hợp lê với mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây dị ứng hoặc ngộ độc. Nếu sau một thời gian sử dụng bài thuốc mà không đạt được hiệu quả, bạn nên ngừng sử dụng và đến các cơ sở y tế để được khám bệnh, xác định nguyên nhân gây ho, hạn chế tình trạng ho kéo dài và tiến triển thành một trạng thái mãn tính, rất khó điều trị. Trị ho và khan giọng từ cam và muối: Trái cam ngoài công dụng để vắt nước uống và chế biến thức ăn để bổ sung vitamin C, nhưng ít ai biết chúng còn có công dụng tuyệt vời trong hỗ trợ điều trị ho và khan giọng. Cách trị ho bằng cam hấp muối Nguyên liệu: 1 trái cam tươi, 1 nhúm muối nhỏ. Cách thực hiện: Cam mua về rửa sạch, ngâm vào nước muối loãng rồi vớt ra để ráo nước. Cắt gọt phần dưới cuống tạo thành hình cái nắp, sau đó lấy nửa hoặc 1 thìa muối đổ vào phần trái vừa cắt. Chờ muối thấm hết vào quả rồi đem hấp cách thủy trong thời gian từ 15 - 20 phút, tắt bếp là có thể sử dụng. Ngoài ra, thay vì hấp cách thủy như trên bạn có thể đem đi nướng chúng khoảng 10 phút là có thể dung. Kiên trì thực hiện khoảng 2 - 3 lần/ngày để giảm ho, thông cổ họng. Vỏ bưởi có tác dụng trị ho có đờm hiệu quả Theo nền y học hiện đại thì vỏ bưởi còn chứa rất nhiều tinh dầu gồm xitrala và este, các vitamin A, C, chất pectin, hesperidin, naringin, đường ramnonza và các men peroxydaza, amylaza… có khả năng làm giảm mỡ tỏng máu, trong gan bồi bổ tiêu hóa, ngăn ngừa xuất huyết, thanh nhiệt, giải độc, làm sảng khoái tinh thần hay chữa các chứng ho hen, ho dai dẳng… Công thứ trị ho tại nhà bằng vỏ bưởi Nguyên liệu: 10g vỏ bưởi, 10g đường kính hoặc đường phèn đều được. Cách thực hiện: Bạn đem vỏ bưởi rửa sạch rồi thái thành sợi nhỏ, sau đó cho vỏ bưởi vào một chén nhỏ, đem hấp cách thủy lấy nước uống mỗi ngày 3 lần. Nếu ăn được vỏ bưởi thì càng tốt. Hãy thực hiện cách này liên tục khoảng 3-5 ngày, đây được xem là cách trị ho tại nhà đơn giản mà hiệu nghiệm nhất. Trên đây là 3 công thức trị ho hiệu quả từ thiên nhiên mà bạn có thể thực hiên. Tuy nhiên, nếu điều trị bằng những công thức trên trong thời gian dài mà tình trạng bệnh không thuyên giảm thì bạn nên đến bệnh viện để các bác sĩ sớm phát hiện và đưa ra phương án điều trị tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Ginseng Brothers là một thương hiệu mới ra mắt trên thị trường trực thuộc Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Brothers Fine Food.

Đội ngũ chuyên gia, nhân viên Công ty Cổ phần xuất nhập...

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo