Hotline đặt lịch: 0989 390 605
Giỏ hàng
Giới thiệu Sâm Đương Quy Nhật Bản
09/06/2023

Giới thiệu Sâm Đương Quy Nhật Bản

Sâm Đương quy Nhật Bản có tên khoa học là Angelica sinensis. Đây là dược liệu quý hiếm, có giá trị dinh dưỡng cao và thường được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh liên quan đến đau nhức xương khớp, thiếu máu, suy nhược cơ thể… Đồng thời, đây cũng là nguyên liệu quan trọng của các món ăn bồi bổ sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp.

Nguồn gốc của Đương quy

Đương quy là loài cây thân thảo lớn, sống lâu năm với chiều cao từ 40 – 80cm, có nguồn gốc từ Nhật Bản. Thân cây hay rễ cây là bộ phận chính còn gọi là củ mọc dưới mặt đất, lá cây mọc so le và gốc có bẹ ngắn dạng mảng.  Cây thường cho hoa nhưng mọc xen kẽ và không đồng loạt, thời gian mọc cách nhau từ 4 - 6 ngày.

Thành phần hóa học của Đương quy

Đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm đến 0,26%, trong đó có 40% là các acid tự do. Đây cũng là thành phần hóa học chính quyết định nên tác dụng chữa bệnh của Đương quy. Bên cạnh đó, vị thuốc này còn chứa các thành phần quý khác như: coumarin, polyacetylen, polysachrid, sacharid, brefeldin, acid amin, sterol, nhiều loại vitamin và một số nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe (vitamin B12, A, B, E, đồng, canxi, kẽm, nhôm, magie, crom…)

Tác dụng dược lý

Mặc dù chưa có nhiều dữ liệu cụ thể về tính dược lý học của Đương quy nhưng trong Đông y, Đương quy là thảo được được ghi nhận rõ ràng về công dụng tốt cho sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý.

Hiện nay, Sâm Đương quy là vị thuốc được sử dụng phổ biến, chứa nhiều thành phần dược chất đa dạng với nhiều cách sử dụng khác nhau. Do đó, tác dụng của vị thuốc này có thể thay đổi tùy thuộc vào các cách chiết xuất và mục đích sử dụng. Dưới đây là một số đặc tính dược lý được ghi nhận chung của Đương quy.

Thứ nhất, Sâm Đương quy chứa hai nhóm chất quan trọng là axit ferulic và các thành phần ưa béo của tinh dầu, thường phát huy tác dụng khi dùng ở dạng uống.

Đầu tiên là thành phần axit ferulic, có trong các chất chiết xuất từ​​ nước như trà sâm và sâm ngâm rượu. Axit ferulic và các hợp chất ưa nước khác đóng vai trò chính về tác dụng chống viêm, chống kết tập tiểu cầu và tác dụng chống huyết khối trong các mô hình thí nghiệm dược lý trên động vật. Do đó, Sâm Đương quy có lợi trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến cải thiện miễn dịch và cải thiện chức năng tuần hoàn máu.

Nhóm còn lại là các thành phần ưa béo của tinh dầu, đặc biệt là các mono alkyl phthalides và dimeric phthalides. Tác dụng dược lực học ở người của nhóm thành phần này phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, đặc biệt là yếu tố giúp cải thiện sự hấp thu. Z-ligustilide là một loại tinh dầu dễ bay hơi, chiếm 45% -65% lượng tinh dầu có trong Đương quy. Tinh dầu này cũng là một trong những yếu tố tạo nên hương thơm của Sâm Đương quy.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy Z-ligustilide có khả năng chống hen suyễn, bảo vệ thần kinh và làm giảm căng thẳng oxy hóa trong mô não. Chính vì thế, Z-ligustilide có thể được phát triển như một loại thuốc mới để điều trị các bệnh liên quan đến tuổi tác, giúp làm chậm quá trình lão hóa, giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ.

Thứ hai, ngoài hai thành phần chính trên, Sâm Đương quy còn có một số tác dụng dược lý thứ cấp khác:

Về tim mạch, có nhiều báo cáo trong các thí nghiệm cho thấy dầu chiết xuất từ Đương quy giúp giãn nở các mạch ngoại vi và mạch, làm giảm sức cản mạch vành và sức cản toàn bộ ngoại vi, tăng lưu lượng máu và giảm đáng kể mức tiêu thụ oxy của cơ tim. Chính vì vậy, Đương quy thường được dùng trong các bài thuốc giúp điều hòa huyết áp.

Về hệ tiêu hóa, chiết xuất thô từ Sâm Đương Quy, chủ yếu bao gồm các polysaccharid đã thúc đẩy đáng kể sự di chuyển và tăng sinh của các tế bào biểu mô dạ dày bình thường, giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét trên niêm mạc dạ dày. Đồng thời, hợp chất này còn giúp gia tăng đáng kể tổng hợp chất nhầy dạ dày, từ đó giúp phục hồi và cải thiện chức năng tiêu hóa.

 Tác dụng với huyết học, nhờ hàm lượng vitamin B12 và acid folic, dịch ngâm từ Đương quy có tác dụng làm tăng huyết sắc tố và hồng cầu. Đây cũng là lý do vì sao Đương quy là dược liệu đầu bảng về bổ huyết.

Tác dụng chống viêm, nước từ dịch tiết dược liệu có thể làm giảm tính thẩm thấu của huyết quản, giúp ức chế các chất gây viêm mà tiểu cầu 5TH sản sinh.

Tác dụng đối với tử cung, cồn chiết xuất từ dược liệu có khả năng gây hưng phấn đối với tử cung cô lập. Tinh dầu dược liệu có tác dụng ức chế tử cung. Khi áp lực của tử cung cao, Đương quy có thể làm tăng hoạt động co bóp ở cơ quan này.

Tác dụng tăng miễn dịch, dược liệu này có thể làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào, đồng thời tăng cường chuyển dạng lympho bào.

Tác dụng lợi tiểu, nhờ hàm lượng đường mía, Đương quy giúp làm tăng hưng phấn đối với cơ trơn ruột non và bàng quang.

Tác dụng kháng khuẩn, nước sắc từ dược liệu có khả năng ức chế phẩy khuẩn tả, trực khuẩn thương hàn, liên cầu khuẩn tán huyết… Bên cạnh đó, tinh dầu lại có tác dụng ức chế trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn coli, tụ cầu khuẩn vàng…

Ngoài ra, Đương quy còn có một số tác dụng có lợi khác như: giảm đau, an thần, tăng lưu lượng máu, chống hình thành cục máu đông, làm giãn cơ trơn phế quản, ngăn ngừa glycogen trong gan giảm thấp…

Bình luận của bạn

Ginseng Brothers là một thương hiệu mới ra mắt trên thị trường trực thuộc Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Brothers Fine Food.

Đội ngũ chuyên gia, nhân viên Công ty Cổ phần xuất nhập...

Bài viết liên quan

Các loại thảo dược giúp tăng cường nội tiết tố nữ

Sự mất cân bằng nội tiết tố là một vấn đề phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Nó gây ra nhiều triệu chứng khó...

Bệnh Sốt Xuất Huyết: Những Điều Cần Biết Để Bảo Vệ Sức Khỏe

Bệnh sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang gia tăng mạnh mẽ tại nhiều quốc gia, đặc biệt là những nơi có khí hậu n...

Đề kháng yếu: Kẻ thù thầm lặng đe dọa sức khỏe của bạn

Bạn có thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, dễ ốm vặt và các bệnh kéo dài? Đừng chủ quan, có thể hệ miễn dịch của bạn đang phát ra tín hiệu báo động. Sức...

Dầu Dừa: "Thần Dược" Hay "Kẻ Thù" Cho Sức Khỏe?

Dầu dừa từ lâu đã nổi tiếng như một nguyên liệu "thần dược" với vô số công dụng cho sức khỏe và sắc đẹp. Từ việc dưỡng da, dưỡng tóc, giảm cân đến ...

Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo